Tiêu chuẩn chống sét Việt Nam TCVN 9385:2012 là gì? Tiêu chuẩn Việt Nam về chống sét này đề cập đến những nội dung nào hay hệ thống chống sét có chức năng gì? Tất cả sẽ được SG Việt Nam giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây!
Tiêu chuẩn chống sét quốc gia TCVN 9385:2012 là tiêu chuẩn đặt ra cho công tác chống sét trong công trình xây dựng, chỉ ra hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống. Nội dung này được biên soạn bởi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng, cụ thể: Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật tại khoản 1, Điều 69 cùng Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ tại điểm b, khoản 2, Điều 7.
Tìm hiểu về tiêu chuẩn chống sét Việt Nam TCVN 9385:2012
Lưu ý rằng, hướng dẫn trong tiêu chuẩn chống sét này chỉ mang tính tổng quát. Do đó, khi áp dụng cho một hệ thống chống sét cụ thể, cần xem xét thêm về các điều kiện thực tế liên quan hệ thống đó. Đối với trường hợp đặc biệt thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Dưới đây là những nội dung được đề cập trong tiêu chuẩn chống sét Việt Nam.
Tiêu chuẩn chống sét 9385:2012 Việt Nam được đưa ra với mục đích đảm bảo tính hiệu quả, nghiêm túc và yếu tố kỹ thuật cho công trình chống sét, áp dụng cho các trường hợp đặc biệt như:
Không áp dụng tiêu chuẩn này cho các công trình khai thác dầu, khí trên biển, công trình đặc biệt hay đang áp dụng công nghệ chống sét khác.
Tiêu chuẩn về vật liệu: Các vật liệu chống sét trong hệ thống cần được xem xét, kiểm tra về nguy cơ bị ăn mòn, bao gồm ăn mòn điện hóa. Đối với dây dẫn cần có lớp bảo vệ để chống lại sự ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt. Chẳng hạn:
Các vật liệu chống sét trong hệ thống cần được xem xét, kiểm tra về nguy cơ bị ăn mòn
Tiêu chuẩn về kích thước: Các bộ phận có trong hệ thống chống sét cần đáp ứng yêu cầu về kích thước được nêu cụ thể trong bảng tiêu chuẩn.
Ví dụ:
Vật liệu |
Cấu tạo |
Tiết diện tối thiểua (mm2) |
Ghi chú |
Đồng |
Dây dẹt đặc |
50 |
Chiều dày tối thiểu 2mm. |
Dây tròn đặce |
50 |
Đường kính 8mm. |
|
Cáp |
50 |
Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm. |
|
Dây tròn đặcf,g |
200 |
Đường kính 16mm. |
|
Ghi chú:
|
Vật liệu |
Cấu tạo |
Kích thước tối thiểua |
Ghi chú |
||
Cọc nối đất |
Dây nối đất |
Tấm nối đất |
|||
Đồng |
Cápb |
|
50mm2 |
|
Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7mm. |
Dây tròn đặcb |
|
50mm2 |
|
Đường kính 8mm. |
|
Dây dẹt đặcb |
|
50mm2 |
|
Chiều dày tối thiểu 2mm. |
|
Dây tròn đặc |
Đường kính 15mm |
|
|
|
|
Ống |
Đường kính 20mm |
|
|
Chiều dày thành ống tối thiểu 2mm. |
|
Tấm đặc |
|
|
500mm x 500mm |
Chiều dày tối thiểu 2mm. |
|
Tấm mắt cáo |
|
|
600mm x 600mm |
Tiết diện 25mm x 2mm. |
|
Chú thích:
|
Thông thường, hệ thống chống sét sẽ bao gồm các bộ phận:
Bộ phận thu sét trong hệ thống chống sét
Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm các bộ phận khác như:
Đúng như tên gọi, hệ thống chống sét có chức năng chống sét, bảo vệ công trình. Cụ thể, hệ thống thu và chống sét đóng vai trò thu hút sét đánh vào, sau đó dẫn dòng điện mà sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh để chúng đánh vào các kết cấu cần phải bảo vệ khác của công trình.
Hệ thống chống sét có chức năng gì?
Tuy không cố định nhưng phạm vi thu sét của hệ thống thu và dẫn sét có thể xem là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Do đó, phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.
Hơn nữa, phạm vi thu và dẫn sét ít gặp ảnh hưởng hơn cấu tạo của hệ thống thu và dẫn sét nên sự sắp đặt theo chiều thẳng đứng hay ngang là tương đương nhau. Vì vậy, ngoại trừ trường hợp sử dụng các đầu thu dạng chóp nhọn hoặc nhọn là cần thiết về mặt thực tiễn, ngoài ra thì không nhất thiết phải sử dụng.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của SG Việt Nam về tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012. Để đảm bảo cũng như tăng cường tính an toàn cho các hạng mục trong hệ thống chống sét, việc thi công cần tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn về an toàn theo tiêu chuẩn chống sét.
TAG