Cung cấp đồng bộ và tối ưu các giải pháp hàn hóa nhiệt.
vn
CÔNG TY TNHH SG VIỆT NAM

Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa chống sét an toàn nhất

Thứ năm, 05/08/2021, 05:33 GMT+7
Mách bạn cách đóng cọc tiếp địa chống sét an toàn và những lưu ý khi thực hiện!

Cọc tiếp điểm là một trong những thiết bị chủ chốt của hệ thống chống sét tiếp địa để làm tiêu tan tia sét. Khi đóng cọc tiếp địa đúng quy chuẩn, công trình sẽ tăng tuổi thọ và đảm bảo an toàn về người cũng như hệ thống cần bảo vệ. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách đóng cọc tiếp địa chống sét, các bước đóng cọc tiếp điểm đạt chuẩn, những rủi ro khi đóng cọc tiếp địa không đúng chuẩn, hãy cùng SG Việt Nam theo dõi bài viết ngay nhé!

Cách đóng cọc tiếp địa chống sét như thế nào

Cách đóng cọc tiếp địa chống sét như thế nào?

Các tiêu chuẩn quan trọng khi đóng cọc tiếp địa

Áp dụng tiêu chuẩn tiếp địa chống sét TCVN 9385:2012 về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống như sau:

  • Hệ thống cọc tiếp địa phải được cắm sâu trong lòng đất.
  • Độ sâu lắp đặt cọc tiếp địa phải theo quy định đạt từ 0,5m – 1,2m (từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ).
  • Thi công cọc tiếp địa phải đảm bảo an toàn, không được làm cản trở đến sinh hoạt chung cũng như gây ảnh hưởng tới các công trình ngầm.
  • Khoảng cách đóng cọc tiếp địa của hai cọc gần nhất phải bằng 1 – 2 lần chiều dài của mỗi cọc đóng xuống đất.

Ngoài việc thi công đóng cọc tiếp địa đúng tiêu chuẩn như vừa nêu trên, bạn cũng cần biết cách đóng cọc tiếp địa chống sét an toàn cũng như lựa chọn cọc tiếp địa chất lượng tốt để đảm bảo khả năng truyền điện xuống đất sau khi đóng.

Những tiêu chuẩn nên biết khi thực hiện cách đóng cọc tiếp đất

Những tiêu chuẩn nên biết khi thực hiện cách đóng cọc tiếp đất

Cách đóng cọc tiếp địa chống sét chuẩn và an toàn nhất

Dưới đây là hướng dẫn về cách đóng cọc tiếp địa chống sét qua các bước quan trọng trong thi công.

Bước 1: Đầu tiên, xác định vị trí làm hệ thống tiếp điểm và kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, đường ống,...

Bước 2: Đào rãnh sâu xuống đất tại vị trí cọc, chiều rộng 300mm – 500mm và độ sâu 600mm – 800mm theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.

Bước 3: Đối với những vị trí đóng cọc có công trình dưới lòng đất hay điện trở đất cao, cách đóng cọc tiếp địa chống sét chuẩn là phải đào giếng sâu 20m – 40m, đường kính khoảng từ 50mm – 80mm. Nơi có mặt bằng thi công hạn chế thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm – 80mm và độ sâu từ 20m – 40m, tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.

vị trí đóng cọc có công trình

Với vị trí đóng cọc có công trình dưới lòng đất hay điện trở đất cao phải đào giếng sâu 20m – 40m, đường kính khoảng từ 50 – 80mm

Bước 4: Đặt các cực điện tại những nơi quy định với vị trí đóng cọc sao cho khoảng cách gấp 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Sau đó, cho cáp đồng dọc theo rãnh đã chuẩn bị và đổ hóa chất làm giảm điện trở đất theo cáp đồng. Nối dây dẫn với cọc tiếp địa trực tiếp từ kim xuống trung tâm cọc.

Bước 5: Lắp lại mặt bằng nơi cọc tiếp địa, dùng đồng hồ đo điện trở tiếp đất của hệ thống và điện trở cho phép là < 10Ω. Nếu kiểm tra điện trở cọc lớn hơn 10Ω phải cho thêm hóa chất giảm điện trở, làm thêm cọc tiếp địa. Sau đó, lấp đất phẳng lại như cũ rồi kiểm tra mối hàn.

Rủi ro khi đóng cọc tiếp đất không đúng cách

Hệ thống chống sét bảo vệ kiến trúc công trình xây dựng giúp tránh những thiệt hại bởi dòng sét gây ra. Trong đó, cọc tiếp địa đóng vai trò cốt lõi của hệ thống chống sét, chịu trách nhiệm dẫn dòng sét xuống đất một cách an toàn và nhanh chóng.

Nếu thực hiện cách đóng cọc tiếp địa chống sét đúng chuẩn thì sẽ phát huy tối đa khả năng bảo vệ công trình khi có sét. Ngược lại, thực hiện cách đóng cọc tiếp địa chống sét sai tiêu chuẩn sẽ mang lại nhiều mối nguy hại tiềm ẩn như cháy nổ, giật điện gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Ngoài ra, trước khi thi công, nếu không khảo sát thực địa cẩn thận thì khi đóng cọc tiếp địa sẽ làm mất đi sự cân bằng điện tích đất ở khu vực lắp đặt, thậm chí gây thiệt hại cho các công trình ngầm cùng nhiều hệ lụy khó lường khác. Chính vì vậy, biết cách đóng cọc tiếp địa chống sét là điều cần thiết giúp quá trình thi công cũng như sử dụng được an toàn hơn.

Hệ thống chống sét bảo vệ kiến trúc công trình xây dựng

Hệ thống chống sét bảo vệ kiến trúc công trình xây dựng giúp tránh những thiệt hại bởi dòng sét gây ra

Những lưu ý khi đóng cọc tiếp địa chống sét cần phải biết

Để đảm bảo việc lắp đặt và thực hiện cách đóng cọc tiếp địa chống sét đúng chuẩn, tận dụng tối đa lợi ích cũng như hạn chế nguy cơ trong quá trình thi công, bạn cần phải chú ý những điều sau.

Chọn vật liệu phù hợp

Lựa chọn vật liệu phù hợp, sử dụng các loại cọc thép mạ đồng là tốt nhất.

Dựa theo chất liệu, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại khác nhau:

  • Cọc tiếp địa bằng đồng (đồng vàng, đồng đỏ).
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (nhúng nóng hoặc điện phân).
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng (nhúng nóng hoặc điện phân).

Tùy vào từng công trình mà lựa chọn loại vật liệu phù hợp.

Lựa chọn vật liệu thép mạ đồng

Lựa chọn vật liệu thép mạ đồng

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa

Khoảng cách giữa các cọc bằng 1 – 2 lần chiều dài của mỗi cọc đóng xuống đất và chiều dài của cọc từ 2,4m – 2,5m.

Cách đóng cọc tiếp địa chống sét chuẩn - Chôn cọc thẳng, không cong vênh

Khi chôn cọc tiếp địa xuống đất phải đảm bảo cọc thẳng và không bị cong vênh.

Những cách đóng cọc tiếp địa chống sét đúng chuẩn cũng như lựa chọn hệ thống tiếp địa chất lượng sẽ giúp phát huy tác dụng của thiết bị. Ngược lại sẽ phản tác dụng và gây nguy hiểm cho con người. Nên lựa chọn đơn vị lắp đặt hệ thống chuyên nghiệp để đem lại an toàn nhất có thể nhé!

* LIÊN HỆ THI CÔNG, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT VUI LÒNG GỌI SỐ HOTLINE: 0976152701

TAG

Ý kiến của bạn